Có rất nhiều loại rắn, có loại độc và không độc và loại cực độc chỉ cần một vết cắn cũng làm con người phải bỏ mạng ngay lập tức. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm là nơi sinh sống của hơn 200 loài nhưng chủ yếu là họ rắn hổ và họ rắn lục, rắn hổ có loại cực độc như cặp nong (mai gầm), rắn lục có loại độc như rắn lục xanh. Ngày nay do tốc độ đô thị hóa mạnh phá vỡ môi trường sống của rắn nên rắn cũng giảm nhiều. Tuy nhiên, những khoảng đất trống và bụi rậm lại là nơi tập trung của rắn ngoài ra nhiều trang trại nuôi rắn độc đã để rắn sổng ra ngoài và sinh sống trong các cống rãnh và bò vào nhà dân ngây nguy hiểm cho con người. Hiện nay có rất nhiều trường hợp ở thành phố nhưng vẫn có rắn vào nhà, có trường hợp gần đây còn leo lên cả lầu 3 và chui vào máy giặt. ở các khu vực gần sông, mương, nơi còn đất trống nhiều cần phải có cách đuổi rắn và cách phòng rắn vào nhà. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách đuổi rắn truyền thống rễ thực hiện.
Đuổi rắn bằng cách trồng cây nén : cây nén thuộc họ hành, tinh dầu trong củ và lá có vị cay và the hơn hành, khi rắn ngửi được mùi lập tức di chuyển theo hướng khác vì vậy người dân ở miền trung đặc biệt là khu vực miền núi thường trồng cây nén quanh nhà để phòng rắn vào nhà.
Đuổi rắn bằng cách trồng sắn dây: Sắn dây thuộc loại dây leo củ và lá tiết ra một loại nhựa có thể làm rắn sợ và tránh xa, người dân miền bắc thường trồng sắn dây quanh hàng rào vừa lấy củ làm bột sắn vừa mục đích phòng rắn vào nhà.
Đuổi rắn bằng cách nuôi chó hoặc mèo: Chó và mèo hoặc ngỗng khi thấy rắn là chúng sủa và đuổi rắn đi liền.
Ngoài ra để phòng rắn vào nhà bạn không nên trồng các loại giây leo (trừ sắn dây) quanh nhà và thường xuyên phát quang các bụi rậm quanh nhà.
Trên đây là một số phương pháp xua đuổi rắn, tuy nhiên nếu ở khu vực nhiều rắn hoặc đã có rắn xuất hiện gần nhà để bảo vệ an toàn cho bạn và gia đình hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và xử lý triệt để.