Chuột cắn phá ruộng lúa vụ đông xuân.
Tịnh Biên: 3 – 5% diện tích lúa vụ 3 bị chuột cắn phá.
Tình trạng chuột cắn phá, gây thiệt hại cho nông dân. Trong 4.420 héc-ta lúa, có 418 héc-ta bị chuột gây hại, chiếm 3-5% diện tích. Phó Trưởng trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) Tịnh Biên Lê Văn Thành cho biết, đơn vị đã lập kế hoạch vận động nông dân diệt chuột để chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân.
Chuột gây hại nhiều nhất vào giai đoạn lúa trổ đòng đòng, hiện nay đã vào giai đoạn gần thu hoạch nên tình hình chuột cắn phá đã giảm xuống đáng kể.
Những tác hại của loài chuột đối vời đời sống chúng ta là gì ?
Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính: chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau.
Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhắm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân” rất rộng lớn, giường như không ở đâu không có chuột. Thêm nữa, chúng không hề cần việc “sinh đẻ có kế hoạch”.
Tuy tuổi thọ của chuột ngắn – nói chung chuột thường chỉ sống 1-2 năm, có con 2-3 năm; riêng chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn sống tối đa 9 năm – nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràng lãnh thỗ”.
Theo khảo sát, chỉ trong một năm, một căp chuột cống gây ra cả một bày đàn con, cháu, chắt, chít công lại có thể tới 15.552 con! Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi đứa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2-8 lứa trên một năm; mỗi lứa 4-8 con, nhiều là 12-17 con. Chuột con chỉ sau 20 ngày tuổi là mở mắt và có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2-3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu) rồi. Phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Nhưng một số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm một lần, và mỗi lần đẻ từ 2-8 con.
Chuột có nhiều đặc điểm và tập tính. Chúng tôi chỉ nói tới một đặc điểm văn hóa tập tính tiêu biểu, cũng là cái tạo nên nguyên nhân gây hại cho nó
Ta đã biết,chuột là loài gặm nhắm . chúng có thói quen gậm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cứ nơi nào nó cư trú, hoạt dộng. Đó là vì răng cửa chuột không ngừng mọc dài ra. Người ta thí nghiệm, do dạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3mm ; còn răng cửa dưới dài rat rung bình 1.146,1mm. Cứ đà ấy, con chuột sẽ chết vì không sao ăn uống được. Nếu chỉ đào hang rũi đất nhấm hạt ngũ cốc… dù răng có mài mòn đáng kể, vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa ấy. Vậy chuột phải gậm nhấm. Chúng gậm, phá mọi thứ từ cây, củi gỗ đến đồ dùng của chúng ta, kể cả đồ gia bảo. Gậm đồ cứng tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng mạnh, lien tục, không ngừng tạo những tế bào và men răng mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia, rất mau chống.
Đồ dùng của chúng ta xưa ny vẫn là “vật mài răng”của chuột. Biết bao sản phẩm thong dụng, sản phẩm thủ công cao cấp quý giá của cá nhân, của dân tộc bị chuột “tấn công” phá huỷ, gây nên sự mất mát lớn rất đáng tiếc. Căm gét chuột gây hại, nhưng ta nên hiểu sự thật là chuột không ý thức việc ấy, chúng chỉ “mượn” các vật của chúng ta để mài răng “thôi!. Có của thì giữ!- cái anh chàng chuột nếu biết nói hẳn sẽ lý sự với chúng ta như thế. Vâng, tôi phải giữ của cải của tôi, nguồn sống của chúng tôi. Dù có điềm tĩnh trả lời như vậy, chúng ta vẫn phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống lũ xâm lăng kia, ấy là phòng bằng dùng rương hòm tốt để đựng đồ ăn thức dùng, là chống bằng mọi cạm bẫy, bã…diệt chuột.
Thói “gậm nhấm” lien quang đến tập tính phàm ăn và ăn nhiều của các loài chuột.
Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Đương nhiên là nó không thể ăn hết một lần. Nó ăn liên tục nhiều lần trong ngày đêm, tiêu hoá cũng lien tục. Tuy thế, nếu phải kiếm khó khăn, tối thiểu mổi chuột cống ăn 25 gram đồ ăn/ngày và chuột nhà ăn 2 gram đồ ăn/ngày. Chuột to thì uống 12-30ml nước/ngày, chuột nhỏ uống 1-2ml nước/ngày. Chuột ở sa mạc, hoang mạc khô cằn thì chỉ nước trong thức ăn cây cỏ là đủ, chúng có khả năng chịu khát, không cần uống nước.
Chuột ăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1-2 kg lương thực). Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm lần.
Đã đến nước nầy thì quá lắm rồi, sao có thể tha thứ được! Con người được quyền tỏ thái độ cứng rắn. Dù có chọn biểu tượng con chuột trong mỗi chu trình niên dịch 12 con giáp, chúng ta cũng phải kiên quyết tiêu diệt chuột.
Trong thế giới sinh vật tự nhiên, một số loài chim, thú, rắn, rất ham săn bắt chuột. Thịt chuột là thức ăn của mèo, chim cú, đại bang, rắn… Hiện nay, các loài vật ấy suy giảm nhiều, số lượng chuột bị diệt bởi nhửng kẻ thù tự nhiên, theo quy luật cân bằng sinh thái từ muôn đời nay, giờ đây là không đáng kể. Chính con người tự gây khó khăn lớn cho mình. Bằng hành động phá rừng, bắn giết động vật rừng, săn bắn chim thú, gây ô nhiễm môi trường… đã làm mất đi không ít “bạn đồng minh”bắt sâu, diệt chuột hết sức rộng lớn, hiệu quả.
Tuy nhiên, về mặt nào đó, hình ảnh con chuột vẫn gần gũi với con người. Nó đã đi vào văn hoá nghệ thuật dân gian. nghệ nhân dân gian xưa đã mượn hình tượng con vật này để ngụ vào đó cái “lẽ sống, tình đời” của con người.
Phương pháp diệt và đuổi loài chuột hại lúa.
Một số cách diệt chuột thông thường: Trước hết tháo nước ruộng bị chuột hại, xác định đường đi của chuột, hang có chuột trú ẩn (thấy có in dấu chuột thành lối đi, quanh cửa hang). Đặt các loại bẫy bả trên đường chuột đi, gần cửa hang để chúng vướng bẫy, ăn phải bả độc dễ dàng.
Bẫy hiệu quả nhất hiện nay là bẫy bán nguyệt hằng sắt, có lẫy cặp mồi bằng củ khoai lang, thời gian đặt bẫy vào khoảng 6-11 giờ đêm. Dùng bả xì gà đốt xông khoái thuốc hang chuột hoặc bả thuốc vi sinh, thuốc Rat 2 K tẩm trong hoạt thóc mầm, hạt gạo. Các loại bẫy, bả tiến bộ này ít độc cho môi trường, hiệu quả trừ chuột cao nên khuyến khích bà con sử dụng. Bả sunfua kẽm rất độc, diệt tức khắc không chọn lọc tất cả loài vật, khi bị nhiễm thuốc có thể đến 3 loài vật ăn phải xác nhau, nên hạn chế dùng loại này. Nếu dùng để trừ chuột, cần phải thu nhặt triệt để chuột chết, chôn sâu xuống đất, bảo đảm an toàn cho chó, mèo.
Dùng các loại bả trên cần cho chuột ăn quen mồi không có độc 2-3 lần, làm chúng mất tính cảnh giác, sẽ dễ dàng ăn phải mồi có thuốc khi bị đánh bả độc, làm cho chuột bị tiêu diệt nhiều hơn.
Xua đuổi chuột: Nếu không có điều kiện diệt chuột nên xua chuột đi nơi khác thực hiện phương châm “xấu đều hơn tốt lỏi”, tránh thiệt hại lớn cục bộ gây mất mùa riêng cho hộ nông dân.
Cách xua đuổi chuột hiệu quả, dùng ớt chỉ thiên hoặc loại ớt thật cay 200-300g cho vào máy xay sinh tố hay cối giã nhuyễn, hòa vớ 5-7 lít nước, lọc kỹ bỏ bã, cho thêm 10 ml chất bám dính hoặc 5-6 giọt nước rửa chén quậy đều, cho vào bình bơm phun ướt đẫm nơi chuột đang phá hại. Khi chuột ăn dính ớt cay, chúng liền cảnh giác bỏ đi nơi khác, phá mỗi nơi một ít.
Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV TRỪ MỐI VÀ CON TRÙNG MINH QUÂN
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM
Phone: (028) 6275 0067 – Hotline: 0906 718 372 – 0938 122 287
Email: dietmoivip@gmail.com – dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com – www.dietmoivip.com