Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn là thủ phạm chính gây ra.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.
Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?
Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.
Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.
7 ca tử vong do sốt xuất huyết, tay chân miệng, thật khủng khiếp.
Bộ Y tế cho biết trong ngày 19/5 cả nước ghi nhận 31 ca mắc sởi. Trong những ngày trước đó, con số bệnh nhân mắc sởi cũng dao động trên 30 trường hợp. Số ca mắc sởi đã giảm rõ rệt so với thời kỳ cao điểm vào giữa tháng 4.
Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết vào thời điểm giữa tháng 4/2014 số bệnh nhi mắc sởi nhập viện trung bình 30-40 ca song từ đầu tháng 5 tới nay, mỗi ngày BV tiếp nhận 10 – 15 ca. Tuy số ca mắc mới có xu hướng giảm nhưng số ca mắc sởi nặng lại tăng.
Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.633 trường hợp mắc sởi xác định trong số 22.146 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố với 140 trường hợp tử vong.
Cục Y tế dự phòng cho biết tính đến ngày 19/5/2014, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc đạt tỉ lệ 95,3%. Các tỉnh tiếp tục thực hiện tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi, 11 tỉnh, thành phố trọng điểm triển khai tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi.
7 ca tử vong vì sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Trong khi dịch sởi có dấu hiệu chững lại rõ rệt thì dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng lại đang diễn biến phức tạp với 7 ca tử vong (5 ca sốt xuất huyết, 2 ca tay chân miệng).
Với sốt xuất huyết, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh.
Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam (83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%.
Trong các tháng tới do bước vào thời điểm mùa mưa cùng với thói quen tích lũy dụng cụ chứa nước, ý thức của cộng đồng trong việc chủ động diệt bọ gậy/lăng quăng ngay trong hộ gia đình chưa cao, mật độ dân số và tốc độ đô thị hóa gia tăng nhanh dẫn đến khó kiểm soát bệnh dịch.
Với tay chân miệng, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 20.500 trường hợp mắc tại 62 tỉnh /thành phố, ghi nhận 2 trường hợp tử vong tại Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu. Số mắc bệnh tay chân miệng cao và tập trung tại một số tỉnh ở khu vực miền Nam (chiếm 80,4%).
Bộ Y tế nhận định trong các tháng tới bước vào thời điểm mùa hè với thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, thêm vào đó bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nguy cơ dịch gia tăng trong thời gian tới nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Khi bị sốt xuyết huyết phải hạ sốt nhanh chóng bằng cách: chườm lạnh, quạt mát, sử dụng thuốc: Paracetamol theo liều (1 tuổi: 60mg; 1-3 tuổi: 60 -120mg/ liều; 3-6 tuổi : 120mg/liều. Chú ý không được dùng Aspirin, APC.
Phải phòng mất nước và điện giải sớm: Uống dung dịch điện giải (pha theo hướng dẫn trên bao bì, không pha đặc), nước hoa quả 2-3 lít mỗi ngày ( pha theo hướng dẫn trên bao bì, không pha đặc)
Khi mạch nhanh 100lần/phút, huyết áp kẹt < 20, hoặc hạ phải truyền Ringer lactate hoặc dung dịch NaCL 0,9% tốc độ 20ml/kg/giờ cho đến khi mạch rõ, huyết áp > 100/60 thì giảm dần tốc độ 10ml/kg/giờ. Có thể dù dung dịch mặn ngọt đẳng trương.
Nếu trong trường hợp không đỡ, sốc sâu hơn phải truyền Plasma, Dextran tốc độ 10-20ml/kg/giờ.
Chú ý: không dùng sinh tố K, Corticoid, vitamin C, dung dịch ưu trương., không truyền đạm sẽ làm tăng quá trình đông máu , đưa đến rối loạn đông máu.
Đặc biệt nên dùng: Hoạt huyết CM3 ngay từ đầu theo liều sau: 3 nang/lần 3 lần /ngày để đề phòng rối loạn đông máu. Khi đã có biếu hiện rối loạn đông máu phải tăng liều Hoạt huyết CM 3 lên 3-5 lần/ngày. Hoạt huyết CM3 có tác dụng ức chế hoạt hóa đông máu, phá các cục máu li ti ,chặn quá trình tiêu thụ các yếu tố đông máu, giải phóng các yếu tố đông máu và tiểu cầu nên sẽ cầm được chảy máu. Khi đã cầm được máu vẫn có thể dung duy trì ngày uống 3 lần , mỗi lần 3 viên cho đến khi hoàn toàn hồi phục.
Trường hợp sốc quá nặng cần căn cứ vào xét nghiệm đông máu toàn bộ để quyết định truyền máu tươi và sử dụng Heparin.
Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV TRỪ MỐI VÀ CON TRÙNG MINH QUÂN
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM
Phone: (028) 6275 0067 – Hotline: 0906 718 372 – 0938 122 287
Email: dietmoivip@gmail.com – dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com – www.dietmoivip.com