Bộ Y tế kêu gọi toàn dân cùng nhau diệt muỗi ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết

Mùa mưa kéo dài kèm theo điều kiện thời tiết khác thường, tạo điều kiện cho côn trùng sinh sản nhanh, đặc biệt là loài muỗi sinh sản nhanh, gây bệnh nhiều hơn mọi năm.
Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi các địa phương có các biện pháp phòng chống dịch.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có những diễn biến phức tạp. Số trường hợp mắc có xu hướng gia tăng và có nguy cơ lan rộng tập trung tại một số tỉnh, thành phố như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đồng Tháp, TP HCM, Bình Phước, đặc biệt tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông.
Nguyên nhân là dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết như hiện tượng El Nino dẫn đến nhiệt độ tăng, hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng (bọ gậy) phát triển.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 2/8 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt phòng chống dịch sốt xuất huyết trong mùa mưa năm nay, ngày 5/8/ Bộ Y tế đã có Công điện số 782/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các địa phương chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Chỉ riêng tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay ghi nhận 3.791 trường hợp mắc. Bệnh xảy ra ở nhiều xã, phường, thị trấn và rải rác trên diện rộng tại 17/17 huyện, thành phố, số ca bệnh tăng mạnh vào tháng 6-7.
Để đáp ứng với tình hình dịch, UBND tỉnh Gia Lai đã có 2 Công điện chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai công tác chống dịch sốt xuất huyết. Ngành y tế đã đẩy mạnh công tác giám sát, chống dịch, xây dựng kế hoạch xử lý ổ dịch và phun hóa chất diện rộng, thành lập 3 đội cơ động chống dịch của tỉnh và các đội xung kích chống dịch tại các xã, phường, thị trấn.
Nhận định nguyên nhân sốt xuất huyết gia tăng đột biến tại Gia Lai là do năm 2016 Gia Lai chịu ảnh hưởng của hạn hán nặng nề nhất trong vài chục năm trở lại đây, do đó người dân tăng dự trữ nước tại các hộ gia đình, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh đẻ trứng và phát triển, đồng thời Gia Lai không phải vùng lưu hành sốt xuất huyết phổ biến trong những năm qua nên miễn dịch của cộng đồng với bệnh sốt xuất huyết ở mức thấp. Vì vậy khi xuất hiện dịch thì sẽ lây lan và bùng phát nhanh.
Bên cạnh đó Gia Lai có hơn 45% dân số là người dân tộc ít người, dân trí không đồng đều, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, cụ thể là các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. Sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh, thành phố nhiều hơn đã tạo thuận lợi cho các tuyp vi rút sốt xuất huyết trước kia không có ở Gia Lai nay hiện diện tại đây.
Tình hình dịch sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp ở các nước khác. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Philippines tính đến ngày 11/6/2016 đã ghi nhận 52.177 trường hợp, trong đó có 207 trường hợp tử vong, số mắc tăng 41% so với cùng kỳ 2015, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 51/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,40%.
Quốc gia Malaysia từ đầu năm đến nay ghi nhận 59.294 trường hợp mắc, 134 trường hợp tử vong, tỷ lệ là 193/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,23%.
Tại Singapore, số mắc sốt xuất huyết tăng liên tục trong những tuần gần đây, tính đến ngày 2/7 Singapore ghi nhận 7.891 trường hợp mắc, không có tử vong, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 155/100.000 dân.
Mùa mưa kéo dài kèm theo điều kiện thời tiết khác thường, tạo điều kiện cho côn trùng sinh sản nhanh, đặc biệt là loài muỗi sinh sản nhanh, gây bệnh nhiều hơn mọi năm.
Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi các địa phương có các biện pháp phòng chống dịch.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có những diễn biến phức tạp. Số trường hợp mắc có xu hướng gia tăng và có nguy cơ lan rộng tập trung tại một số tỉnh, thành phố như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đồng Tháp, TP HCM, Bình Phước, đặc biệt tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông.
Nguyên nhân là dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết như hiện tượng El Nino dẫn đến nhiệt độ tăng, hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng (bọ gậy) phát triển.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 2/8 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt phòng chống dịch sốt xuất huyết trong mùa mưa năm nay, ngày 5/8/ Bộ Y tế đã có Công điện số 782/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các địa phương chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Chỉ riêng tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay ghi nhận 3.791 trường hợp mắc. Bệnh xảy ra ở nhiều xã, phường, thị trấn và rải rác trên diện rộng tại 17/17 huyện, thành phố, số ca bệnh tăng mạnh vào tháng 6-7.
Để đáp ứng với tình hình dịch, UBND tỉnh Gia Lai đã có 2 Công điện chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai công tác chống dịch sốt xuất huyết. Ngành y tế đã đẩy mạnh công tác giám sát, chống dịch, xây dựng kế hoạch xử lý ổ dịch và phun hóa chất diện rộng, thành lập 3 đội cơ động chống dịch của tỉnh và các đội xung kích chống dịch tại các xã, phường, thị trấn.
Nhận định nguyên nhân sốt xuất huyết gia tăng đột biến tại Gia Lai là do năm 2016 Gia Lai chịu ảnh hưởng của hạn hán nặng nề nhất trong vài chục năm trở lại đây, do đó người dân tăng dự trữ nước tại các hộ gia đình, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh đẻ trứng và phát triển, đồng thời Gia Lai không phải vùng lưu hành sốt xuất huyết phổ biến trong những năm qua nên miễn dịch của cộng đồng với bệnh sốt xuất huyết ở mức thấp. Vì vậy khi xuất hiện dịch thì sẽ lây lan và bùng phát nhanh.
Bên cạnh đó Gia Lai có hơn 45% dân số là người dân tộc ít người, dân trí không đồng đều, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, cụ thể là các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. Sự giao lưu đi lại giữa các tỉnh, thành phố nhiều hơn đã tạo thuận lợi cho các tuyp vi rút sốt xuất huyết trước kia không có ở Gia Lai nay hiện diện tại đây.
Tình hình dịch sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp ở các nước khác. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Philippines tính đến ngày 11/6/2016 đã ghi nhận 52.177 trường hợp, trong đó có 207 trường hợp tử vong, số mắc tăng 41% so với cùng kỳ 2015, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 51/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,40%.
Quốc gia Malaysia từ đầu năm đến nay ghi nhận 59.294 trường hợp mắc, 134 trường hợp tử vong, tỷ lệ là 193/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,23%.
Tại Singapore, số mắc sốt xuất huyết tăng liên tục trong những tuần gần đây, tính đến ngày 2/7 Singapore ghi nhận 7.891 trường hợp mắc, không có tử vong, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 155/100.000 dân.
Khu vực châu Mỹ La – tinh: tại Brazil từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.244.583 trường hợp mắc, 288 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 614/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,02%. Paraguay đã ghi nhận 113.997 trường hợp mắc, 16 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 1.764/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,01%. Quốc gia Colombia từ đầu năm đến nay ghi nhận 70.350 trường hợp mắc, 196 trường hợp tử vong, với tỷ lệ mắc 152/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,28%.
Ngoài ra, các quốc gia khác như Peru, Venezuela, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Australia… cũng đang ghi nhận các diễn biến phức tạp trong những tuần gần đây.
Nguồn: news.zing.vn

Dich vu diet con trung

 Diệt côn trùng Minh Quân hân hạnh đem đến sự an tâm cho cuộc sống của bạn !

CÔNG TY TNHH MTV TRỪ MỐI VÀ CON TRÙNG MINH QUÂN
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Phone: (028) 6275 0067 – Hotline: 0906 718 372 – 0938 122 287
Email: dietmoivip@gmail.com – dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com – www.dietmoivip.com