Mọt gạo (Sitophilus oryzae) là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cóc lưu trữ có tầm quan trọng kinh tế, bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Con trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ dài. Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có bốn điểm màu cam / đỏ phân bố trong một chữ thập trên vỏ cánh. Nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với loài mọt ngô tương tự, nhưng có được một số tính năng phân biệt. Con trưởng thành sống đến 2 năm. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời nó. Chúng đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn. Kiểm soát mọt gạo bằng cách tách riêng gạo bị mọt ra. Mọt gạo ở mọi giai đoạn phát triển có thể giết chết bằng cách làm lạnh dưới 0 °F (−18 °C) trong 3 ngày hoặc làm nóng 140 °F (60 °C) trong 15 phút.
Phân bố và tác hại của mọt gạo:
Phân bố khắp thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới. Mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực, sinh sản nhanh, khả năng thích ứng rộng với môi trường, thời gian sống dài. Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn nội nhũ hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng.
Đây là côn trùng phá hại sơ cấp, và được xem là loại nguy hiểm nhất đối với các kho lương thực ở nước ta.
– Đặc điểm hình thái:
+ Dạng trưởng thành: Dài 3 – 4 mm, rộng 1 – 1,2 mm, toàn thân màu xám đen, đầu có vòi nhô ra. Trên cánh cứng có những đường dọc và nhiều điểm lõm tròn. Râu hình đầu gối có 8 đốt, mảnh lưng ngực có nhiều điểm lõm tròn.
+ Dạng trứng: Dài 0,45 – 0,7 mm, rộng 0,24 – 0,3 mm, hình bầu dục dài, một đầu phình ra, ban đầu màu trắng sau chuyển sang màu đục nhạt.
+ Sâu non: Dài 2,5 – 3 mm, đầu nhỏ màu nâu nhạt, trên mình có đường vân ngang, thân mập, ngắn, thường cong lưng, có màu vàng đục.
+ Nhộng dài 3,5 – 4 mm hình bầu dục, lúc mới hoá nhộng màu trắng sữa sau thành nâu nhạt.
– Đặc điểm hình thái:
+ Dạng trưởng thành: Dài 3 – 4 mm, rộng 1 – 1,2 mm, toàn thân màu xám đen, đầu có vòi nhô ra. Trên cánh cứng có những đường dọc và nhiều điểm lõm tròn. Râu hình đầu gối có 8 đốt, mảnh lưng ngực có nhiều điểm lõm tròn.
+ Dạng trứng: Dài 0,45 – 0,7 mm, rộng 0,24 – 0,3 mm, hình bầu dục dài, một đầu phình ra, ban đầu màu trắng sau chuyển sang màu đục nhạt.
+ Sâu non: Dài 2,5 – 3 mm, đầu nhỏ màu nâu nhạt, trên mình có đường vân ngang, thân mập, ngắn, thường cong lưng, có màu vàng đục.
+ Nhộng dài 3,5 – 4 mm hình bầu dục, lúc mới hoá nhộng màu trắng sữa sau thành nâu nhạt.
Diệt côn trùng hại kho bằng biện pháp sinh học:
– Haines (1984), cho rằng có thể ứng dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho, chúng bao gồm thiên địch ăn thịt (Predator) và thiên địch ký sinh (Parasite). Nhóm ăn thịt gồm nhóm ăn thịt bắt buộc (Obligate Predators) và nhóm ăn thịt không bắt buộc (Facultative Predators). Nhóm thiên địch ký sinh có thể sống ở trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác, hoặc có thể sử dụng hormone diệt sản, làm cho sâu non không hoá nhộng được, khả năng sinh sản của con trưởng thành giảm và tỷ lệ trứng bị hư cũng cao. Ấu trùng thuộc Bộ cánh cứng (Coleoptera), cánh nữa (Hemiptera) và cánh màng (Hymenoptera) được thừa nhận là có khả năng tấn công vào côn trùng hại kho và có thể là yếu tố tích cực trong phòng trừ sinh học.
– Côn trùng hại kho còn có thể bị ký sinh bởi các loài mạt, như các loài ký sinh thuộc giống Pyemotes và loàiAcarophenas tribolii thuộc bộ Prostigmata. Chúng sống trên bề mặt cơ thể côn trùng, tấn công vào phần ki – tin mềm, chọc vào lớp vỏ, đeo hút dịch cơ thể côn trùng. Một số vi sinh vật như vi khuẩn Bacilus thuringiensis vàAmip Triboliosystis, Mattesia, Nosema, Adelina… cũng thuộc nhóm ký sinh đối với côn trùng kho (được trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Đạt, 2001).
– Theo điều tra của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II trong năm 1997, đã ghi nhận có 6 loài thiên địch thuộc 4 họ trong 4 bộ là Cheyletus sp.(họ Acaridae, bộ Arachnida), loài này ăn thịt côn trùng thuộc nhóm Liposcelisspp.; Tenebroides mauritanicus (bộ Coleoptera) ăn thịt một số côn trùng như Lasioderma serricorne, Stegobium paniceum; Xylocoris flavipes được ghi nhận là ăn thịt các loài côn trùng như Tribolium spp., Ephestia spp.…và bộ Hymenoptera có 2 loài thiên địch là Anisopteromalus canlandrae (họ Pteromalidae), Bracon hebetor (họ Braconidae), chúng ký sinh trên một số loài thuộc bộ Coleoptera và Lepidoptera.
– Theo Nguyễn Hữu Ðạt (2001) thì một số biocide như dầu cây Neem và một số dược liệu như cây gia vịEugenia cariophillus có hiệu quả phòng trừ cao đối với các loài Corcyra cephalonica, Rhizopertha dominica,Sitophilus oryzae, Sitotroga cerealella, Tribolium castaneum…
Diệt côn trùng Minh Quân hân hạnh đem đến sự an tâm cho cuộc sống của bạn !
CÔNG TY TNHH MTV TRỪ MỐI VÀ CON TRÙNG MINH QUÂN
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Phone: (028) 6275 0067 – Hotline: 0906 718 372 – 0938 122 287
Email: dietmoivip@gmail.com – dietcontrungvip@gmail.com
Website: www.dietcontrungvip.com – www.dietmoivip.com